Header Ads

Bí ẩn mặt Phật Quan Âm chưa được tiết lộ

Trong phong thủy, mặt Phật Quan Âm luôn được cho là biểu tượng cuả điềm lành, bình an, hướng thiện, hóa giải mọi tai ách cho gia chủ. Khi tư tưởng Phật giáo du nhập vào Việt Nam, hình tượng Phật Quan Âm Bồ tát thường thấy với tay phải cẩm bình dương liễu và tay trái cầm bình cam lộ, đứng hoặc ngồi trên đài hoa sen hồng. Quan Âm Bồ tát được người đời ca ngợi với lòng từ bi hỷ xả, mang sức mạnh vô viên cứu khổ cứu nạn chúng sinh.


Phật quan âm thạch anh tóc vàng

Ngài thường đứng bên trái Phật A Di Đà – biểu tượng cho sự từ bi và bên phải là Phật Đại Thế Chí Bồ Tát biểu trưng cho trí tuệ quảng đại. Có câu “Nam mô thanh tịnh bình thùy dương liễu Quan Âm như lại cam lồ sái tâm nguyên”, ý chỉ bình thanh tịnh đựng nước cam lồ, nhờ cành dương liễu rủ xuống rưới khắp nguồn nước trong lành đến nhân gian khiến tâm tính thuần khiết và trong sạch. Thứ nước biểu trưng cho lòng từ bi này rưới đến đâu làm dịu đi sự khổ đâu của chúng sinh tới đấy. Tất nhiên, không phải loại bình nào cũng có thể chứa thứ nước này, chỉ có thể chứa trong bình thanh tịnh mới đem lại ý nghĩa.

Còn một hình ảnh thiêng liêng nói đến trong câu nói trên, đó là hình ảnh cành dương liễu. Có thể ví đây là biểu tượng của sự nhẫn nhin, bởi quá trình tu hành cũng gặp không ít thử thách, khó khăn. Trong phong ba bão táp những cành to và cứng bao giờ cũng dễ bị gãy đổ, tuy chỉ có cành dương liễu tưởng chừng mỏng manh nhưng lại rất dẻo dai, dù gió bão có mãnh mẽ khiến mọi cây cối đều phải oằn mình chống đỡ thì cành dương liễu lại rất kiên cường. Ý nghĩa tinh tế trong Kinh Phật cho thấy nếu đem nước cam lồ ban rải cho chúng sinh được bình an nếu thiếu đức nhẫn nhục thì rất khó thực hiện. Bởi vậy mặt Phật Quan Âm khi mang bên mình cũng biểu trưng cho lòng nhu uyển nhẫn nhục. Nếu thiếu cành dương liễu cũng như thiếu đức nhẫn nhục, dù có lòng từ bi hỷ xả cũng chẳng được lâu dài, không thể đem lại lợi ích viên mãn đến chúng sinh. Vậy nên, lòng từ bi và đức nhẫn nhịn luôn song hành với nhau,nếu thiếu một trong hai đức thì khó hoàn thành.

Tuy nhiên, nếu đeo mặt Phật Quan Âm mà không hiểu gì về ý nghĩa tên gọi hình thành cũng không có tác dụng. Lý giải tên gọi có nhiều cách, bài viết này sẽ đề cập đến cách lý giải được nhiều nhà nghiên cứu Phật học. Quan Âm nguyên là Quán Thế Âm, do tránh chữ Thế trong thời đường là vua Lý Thế Dân nên thường gọi là Quan Âm hoặc Quán Âm. Quán tức là quán xét, biểu trưng có đối tượng rõ ràng. Thế tức là trần thế, nhân gian. Âm là tiếng cầu nguyện, tiếng niệm từ mọi nơi phát ra, trong đó có nỗi khổ đau, kêu cứu của thế gian. Tên gọi Quan Âm chính là chỉ công hạnh cứu độ tự tại nhiệm màu, bởi vậy trong kinh điển được gọi là Quán tự tại Bồ tát. Đem lòng tư bi vô lượng không phân biệt sang hèn, giàu nghèo, hay nói cách khác tình yêu thương chúng sinh vô biên đến muôn loài giống như của mẹ hiền với đứa con thế gian, bởi vậy mà còn có tên gọi khác là Từ mẫu Quán Thế Âm.

Không có nhận xét nào